Báo động về ô nhiễm môi trường đô thị
Hầu hết các đô thị ở
ĐBSCL hiện nay đều nằm ven sông, rạch, ở ngã ba sông, ngã tư cho đến ngã
bảy của các con sông. Căn cứ vào đặc tính vùng miền, chợ ở các ngã sông
là đầu mối giao thương trên miền sông nước. Cư dân cũng vậy, hầu hết
đều ở ven sông rạch, dọc theo các chợ để vừa tiện buôn bán, vừa dễ dàng
lấy nước sinh hoạt, tiện lợi đi lại, buôn bán…
Tại Cần Thơ, chưa có con
số thống kê nhưng đến nay ước tính nhà ở trên sông rạch từ TP Cần Thơ
cho đến các quận, huyện và các chợ xã, thị trấn có ít nhất cũng phải từ
5.000-7.000 nhà lớn nhỏ các loại. Ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Môi
trường - Sở Tài nguyên & Môi trường TP Cần Thơ cho rằng: “Nhà ở
trên sông hiện nay là hiểm hoạ đối với môi trường đô thị, vì phần lớn
rác thải, nước thải đều cho xuống sông rạch, chưa nói đến việc lấn chiếm
sông rạch làm cho dòng chảy bị nghẽn sinh ra ô nhiễm môi trường”.
Hiện nay, trong nội thành
Cần Thơ, từ rạch Cái Khế, rạch Bần, rạch Ngỗng, rạch Tham Tướng… tất cả
là kênh rạch nước đen. Theo báo cáo mới đây của Phòng Tài nguyên &
Môi trường quận Ninh Kiều - quận trung tâm của TP Cần Thơ, mật độ phân
bố dân cư trung bình là 7.258 người/km2.
Hệ thống thoát nước của quận Ninh Kiều hầu hết là hệ thống thoát nước chung cho các loại nước thải. Tổng số hệ thống cống ngầm trên địa bàn quận hiện tại khoảng 30km, tuy nhiên nước thải từ hệ thống cống chưa được xử lý phần lớn đổ vào các sông ngòi và các ao hồ tự nhiên và tất cả đều hoà vào sông Hậu.
Hệ thống thoát nước của quận Ninh Kiều hầu hết là hệ thống thoát nước chung cho các loại nước thải. Tổng số hệ thống cống ngầm trên địa bàn quận hiện tại khoảng 30km, tuy nhiên nước thải từ hệ thống cống chưa được xử lý phần lớn đổ vào các sông ngòi và các ao hồ tự nhiên và tất cả đều hoà vào sông Hậu.
Đây là tình hình chung
của quá trình đô thị hoá của TP Cần Thơ cũng như nhiều đô thị khác ở
ĐBSCL, phát triển theo kiểu “tằm ăn lá dâu” nên hiện nay muốn khắc phục
không phải dễ, phải có đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách đầu tư
cho môi trường thì không có nguồn.
Đô thị phát triển theo kiểu mọc lan, đường sá hình thành, đầu tư làm đường nhưng không có tiền đầu tư đồng bộ cả hệ thống thoát nước thải, nước mưa, và hệ thống xử lý nước thải. Kết quả là tất cả đô thị lớn nhỏ ở ĐBSCL đều thải nước thải sinh hoạt đô thị ra sông nước.
Tình trạng tại tỉnh Cà Mau cũng không khác gì Cần Thơ, dọc theo các tuyến kênh nhiều vô số nhà ở trên sông rạch. Ngay tại TP Cà Mau, do nhiều nhà cất trên sông rạch nên nước nhiễm bẩn, có màu đen. Theo Kỹ sư Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau, trước đây tại TP Cà Mau có khoảng 6.000 nhà cất trên sông rạch, nay con số này có thể hơn. Tỉnh Cà Mau có kế hoạch hạn chế việc dân cất nhà trên sông rạch và đang triển khai dự án môi trường đô thị do Ủy ban châu Âu tài trợ.
Đô thị phát triển theo kiểu mọc lan, đường sá hình thành, đầu tư làm đường nhưng không có tiền đầu tư đồng bộ cả hệ thống thoát nước thải, nước mưa, và hệ thống xử lý nước thải. Kết quả là tất cả đô thị lớn nhỏ ở ĐBSCL đều thải nước thải sinh hoạt đô thị ra sông nước.
Tình trạng tại tỉnh Cà Mau cũng không khác gì Cần Thơ, dọc theo các tuyến kênh nhiều vô số nhà ở trên sông rạch. Ngay tại TP Cà Mau, do nhiều nhà cất trên sông rạch nên nước nhiễm bẩn, có màu đen. Theo Kỹ sư Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau, trước đây tại TP Cà Mau có khoảng 6.000 nhà cất trên sông rạch, nay con số này có thể hơn. Tỉnh Cà Mau có kế hoạch hạn chế việc dân cất nhà trên sông rạch và đang triển khai dự án môi trường đô thị do Ủy ban châu Âu tài trợ.
Khu công nghiệp: Khoảng trống về môi trường
ĐBSCL hiện có quá nhiều khu công nghiệp, mỗi tỉnh đều có vài khu công nghiệp, khu chế xuất, mỗi huyện cũng có khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ai cũng muốn cơ cấu kinh tế địa phương mình theo tỉ lệ tăng giá trị kinh tế công nghiệp, vì thế địa phương nào cũng đua nhau xây dựng khu công nghiệp và trải thảm đỏ mời gọi đầu tư.
ĐBSCL hiện có quá nhiều khu công nghiệp, mỗi tỉnh đều có vài khu công nghiệp, khu chế xuất, mỗi huyện cũng có khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ai cũng muốn cơ cấu kinh tế địa phương mình theo tỉ lệ tăng giá trị kinh tế công nghiệp, vì thế địa phương nào cũng đua nhau xây dựng khu công nghiệp và trải thảm đỏ mời gọi đầu tư.
Phần
lớn các khu công nghiệp nằm ở ven sông, thuận giao thông cả thuỷ lẫn
đường bộ. Khi xây dựng thì làm theo phương pháp cuốn chiếu, giải phóng
mặt bằng đến đâu mời gọi đầu tư và cho doanh nghiệp thuê đất xây dựng
đến đó. Một vấn đề quan trọng mà hầu hết các tỉnh đều bỏ qua hoặc lờ đi
là báo cáo tác động môi trường, xây dựng phương án xử lý ô nhiễm môi
trường và xử lý nước thải công nghiệp.
Ông Huỳnh Việt Dũng, Phó Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) TP Cần Thơ phân tích: “Theo
Luật Bảo vệ môi trường và các qui định hiện hành, đối với các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế… phải xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung đồng bộ với quá trình xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Hiện nay hầu hết các các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu
chế xuất ở VN nói chung và TP Cần Thơ nói riêng, đều hoạt động theo kiểu
cuốn chiếu, xây dựng đến đâu kêu gọi đầu tư đến đó. Nếu buộc KCN, KCX
phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi KCN đi vào hoạt
động thì rất khó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như: nhiều
chủ đầu tư hạ tầng không đủ lực để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung, vốn đầu tư tương đối lớn, việc kêu gọi đầu tư lĩnh vực này rất
khó khăn; chưa có chính sách cụ thể ưu đãi cho lĩnh vực này. Việc bảo vệ
môi trường chưa được quan tâm đúng mức, ý thức bảo vệ môi trường chưa
cao dẫn đến tình trạng có những KCN, KCX lấp đầy đến 70-80% diện tích
nhưng chất thải chưa xử lý vẫn vô tư xả ra môi trường”.
Ai cũng hiểu nhưng làm... không dễ! Trong
các năm qua, tốc độ phát triển kinh tế ở TP Cần Thơ cũng như các tỉnh
ĐBSCL khá nhanh đã làm cho tình hình ô nhiễm môi trường các đô thị, sông
ngòi càng trầm trọng. Mỗi tỉnh, thành đều có 5-7 khu dân cư mới phát
triển, đô thị lớn như TP Cần Thơ có đến 30 khu dân cư lớn nhỏ. Tuy
nhiên, vẫn là đô thị phát triển trước, xử lý nước và môi trường phát
triển sau.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Viện Nghiên cứu xã hội TP Hồ Chí Minh, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, đô thị nếu không đi kèm với việc bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề hơn.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Viện Nghiên cứu xã hội TP Hồ Chí Minh, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, đô thị nếu không đi kèm với việc bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề hơn.
Lý luận cho rằng vừa phát
triển nhanh vừa bảo vệ môi trường sinh thái là chuyện không tưởng. Hầu
hết các dự án đều thiếu báo cáo tác động môi trường. Các nhà đầu tư dự
án khu dân cư, khu đô thị đều quan tâm đến vị trí dự án, đến hệ thống hạ
tầng, phân lô bán nền, xây dựng nhà để bán nhanh thu hồi vốn… Vấn đề
kết nối với các dự án khác hay đầu tư nhà máy xử lý nước thải là vấn đề
thứ yếu.
Chính quyền các tỉnh, thành thì phần lớn cần vốn để đầu tư hạ tầng đô thị, giao thông. Vốn để đầu tư nhà máy xử lý nước thải rất lớn, phần lớn không có vốn đầu tư. Vì vậy, hầu hết lãnh đạo các tỉnh, thành, các chính quyền quận, huyện đến xã, thị trấn, ai cũng thấy rằng bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết nhưng đụng đến vốn đầu tư thì “ bó tay”. Chính vì thế, ô nhiễm môi trường là chuyện ai cũng hiểu nhưng làm không phải dễ.
Ông Huỳnh Việt Dũng cho biết: Trong các khu công nghiệp ở TP Cần Thơ như KCN Trà Nóc 1, Trà Nóc 2, Hưng Phú 1, Hưng Phú 2, KCN nặng Ô Môn và Khu công nghiệp Thốt Nốt hiện nay chỉ có Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 có tổng diện tích gần 300ha được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có kế hoạch phân bổ vốn đầu tư kinh phí 11,4 triệu Euro, Công ty tư vấn CES- Đức, đang viết dự án tiền khả thi cho hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất thiết kế 12.000m3/ngày đêm, đặt tại khu công nghiệp Trà Nóc 2. Diện tích xây dựng từ 4 - 6ha. Dự kiến năm 2009 sẽ hoàn tất đấu thầu và thi công xây dựng, năm 2010 nhà máy này đi vào hoạt động. Còn lại thì chưa có kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Chung quanh các vấn đề về môi trường TP, ông Nguyễn Hữu Lợi, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng: Môi trường đô thị TP Cần Thơ hiện nay đang bị ô nhiễm và cần có biện pháp giải quyết căn cơ. Ai cũng ăn uống tắm giặt từ nước của sông Hậu nhưng hiện nay từ nước sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp… lại đổ xuống sông Hậu.
Không nghĩ đến thì thôi chứ nghĩ đến phải giật mình. Nhiều người dân kêu ô nhiễm môi trường nhưng lấn rạch, xả rác thải nước thải xuống sông rạch lại là những người ở trên sông rạch. Môi trường là tài sản chung của xã hội, mọi người phải chung sức giải quyết. Theo chủ trương của lãnh đạo TP, trong thời gian tới Cần Thơ sẽ tìm nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị, những kênh rạch ô nhiễm hiện nay dần dần đầu tư cải tạo để tạo cảnh quan môi trường tốt hơn. Dự án nâng cấp đô thị TP Cần Thơ là một điển hình về việc cải thiện môi trường. Từ đây Cần Thơ có thể nhân rộng ra vấn đề cải tạo và làm sạch môi trường đô thị…
Tại TP Cà Mau, nơi có hơn 6.000 căn nhà ven sông rạch, gây ra ô nhiễm môi trường TP, nhiều kênh rạch nội thành trở thành kênh nước đen. Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng TP Cà Mau, gần đây Cà Mau đã được Uỷ ban châu Âu tài trợ một dự án cải tạo môi trường đô thị, trong đó bao gồm việc hạn chế và dần dần tái định cư những người sống trên sông rạch, cải tạo môi trường đô thị. Tuy nhiên, thời gian thực hiện phải có lộ trình và kéo dài, vì đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp…
Môi trường ĐBSCL hiện nay đang báo động, làm gì để mỗi đô thị ở đây phát triển trong điều kiện môi trường đảm bảo, không ô nhiễm thêm môi trường sông nước Cửu Long, đây là câu hỏi lớn mà lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL cần sớm có lời đáp.
Chính quyền các tỉnh, thành thì phần lớn cần vốn để đầu tư hạ tầng đô thị, giao thông. Vốn để đầu tư nhà máy xử lý nước thải rất lớn, phần lớn không có vốn đầu tư. Vì vậy, hầu hết lãnh đạo các tỉnh, thành, các chính quyền quận, huyện đến xã, thị trấn, ai cũng thấy rằng bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết nhưng đụng đến vốn đầu tư thì “ bó tay”. Chính vì thế, ô nhiễm môi trường là chuyện ai cũng hiểu nhưng làm không phải dễ.
Ông Huỳnh Việt Dũng cho biết: Trong các khu công nghiệp ở TP Cần Thơ như KCN Trà Nóc 1, Trà Nóc 2, Hưng Phú 1, Hưng Phú 2, KCN nặng Ô Môn và Khu công nghiệp Thốt Nốt hiện nay chỉ có Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 có tổng diện tích gần 300ha được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có kế hoạch phân bổ vốn đầu tư kinh phí 11,4 triệu Euro, Công ty tư vấn CES- Đức, đang viết dự án tiền khả thi cho hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất thiết kế 12.000m3/ngày đêm, đặt tại khu công nghiệp Trà Nóc 2. Diện tích xây dựng từ 4 - 6ha. Dự kiến năm 2009 sẽ hoàn tất đấu thầu và thi công xây dựng, năm 2010 nhà máy này đi vào hoạt động. Còn lại thì chưa có kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Chung quanh các vấn đề về môi trường TP, ông Nguyễn Hữu Lợi, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng: Môi trường đô thị TP Cần Thơ hiện nay đang bị ô nhiễm và cần có biện pháp giải quyết căn cơ. Ai cũng ăn uống tắm giặt từ nước của sông Hậu nhưng hiện nay từ nước sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp… lại đổ xuống sông Hậu.
Không nghĩ đến thì thôi chứ nghĩ đến phải giật mình. Nhiều người dân kêu ô nhiễm môi trường nhưng lấn rạch, xả rác thải nước thải xuống sông rạch lại là những người ở trên sông rạch. Môi trường là tài sản chung của xã hội, mọi người phải chung sức giải quyết. Theo chủ trương của lãnh đạo TP, trong thời gian tới Cần Thơ sẽ tìm nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị, những kênh rạch ô nhiễm hiện nay dần dần đầu tư cải tạo để tạo cảnh quan môi trường tốt hơn. Dự án nâng cấp đô thị TP Cần Thơ là một điển hình về việc cải thiện môi trường. Từ đây Cần Thơ có thể nhân rộng ra vấn đề cải tạo và làm sạch môi trường đô thị…
Tại TP Cà Mau, nơi có hơn 6.000 căn nhà ven sông rạch, gây ra ô nhiễm môi trường TP, nhiều kênh rạch nội thành trở thành kênh nước đen. Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng TP Cà Mau, gần đây Cà Mau đã được Uỷ ban châu Âu tài trợ một dự án cải tạo môi trường đô thị, trong đó bao gồm việc hạn chế và dần dần tái định cư những người sống trên sông rạch, cải tạo môi trường đô thị. Tuy nhiên, thời gian thực hiện phải có lộ trình và kéo dài, vì đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp…
Môi trường ĐBSCL hiện nay đang báo động, làm gì để mỗi đô thị ở đây phát triển trong điều kiện môi trường đảm bảo, không ô nhiễm thêm môi trường sông nước Cửu Long, đây là câu hỏi lớn mà lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL cần sớm có lời đáp.
(Vietnam Net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét